DÙNG BÚT CHÌ MÀU SAO CHO XỊN ?

Bút chì màu là dụng cụ vẽ khá quen thuộc, nhưng quen thuộc nhất là các bé nhỏ tuổi tô cho bức tranh của bé thêm màu sắc. Tuy nhiên, kỹ thuật thường thấy là di bút trên nền giấy hoặc kẻ caro.

Các kỹ thuật tô chì màu:

A. Cách thông thường: 

 Di bút trên bề mặt giấy theo lực mạnh hoặc nhẹ
 Cách này sẽ khiến cho bức tranh thêm sinh động và có chiều sâu hơn khi chúng ta biết được lực cầm bút sao cho phù hợp.
Kẻ caro:

B. Cách nâng cao:

- Cách 1: Tạo chất liệu bằng nét bút
+ Kỹ thuật 1: Đi nét theo chiều chéo nhưng lực dồn lên bút mạnh sau nhẹ dần ( tạo hiệu quả nhạt dần )
+ Kỹ thuật 2: Đi nét tượng tự như kỹ thuật 1 nhưng thêm 1 chiều bút ngược lại và gần như xuất phát tại 1 điểm (tạo hiệu quả nhấn )
+ Kỹ thuật 3: Chấm Trame ( tờ ram ) dùng đầu bút chấm theo mật độ dày đặc rồi thưa dần.
+ Kỹ thuật 4: Tương tự như kỹ thuật 2 tuy nhiên đầu bút không dựng mà nằm xuống. Sử dụng 2 màu kết hợp với nhau ( tạo độ bết dính giứa 2 lớp ). Một màu sáng làm nền, màu đậm hơn làm sắc độ nhấn.
+ Kỹ thuật 5: Vừa chấm bút vừa xoay cổ tay theo hình tròn cũng theo mật đọ dày rồi thưa dần ra
+ Kỹ thuật 6: Sử dụng 1 màu trung gian - đầu bút nằm nghiêng tản đều màu trên bề mặt giấy. Sử dụng màu trắng tô đè lên 1 góc và sử dụng màu đen tô đề lên góc đối diện. (tính chất màu thay đổi bởi đen trắng - tức đậm nhạt sáng tối )

- Cách 2: Phối màu

+ Kỹ thuật phối màu theo cặp màu: chọn các cặp màu tương phản như : xanh - đỏ; tím - vàng; cam - lam. Hoặc các cặp màu tương đồng để phối hợp sẽ cho ra các kết quả khác nhau.

+ Kỹ thuật pha trộn 3 màu trở lên:
Số 1; Không nên làm theo cách này vì nó chẳng đem lại hiệu quả gì!
Số 2: Kết hợp 1 màu sáng trung gian ở giữa, 2 màu tương phản 2 bên và cộng đè lên 1 lớp màu trắng bên trên
Số 3: Nơi giao thoa giữa 2 màu dùng tẩy (bút chì) tạo hiệu ứng.
Số 4: Tương tự bước 3 nhưng chồng đè lên một lớp màu tối và dùng đầu ngón tay di nhẹ
- Cách 3: Dùng các công cụ khác hỗ trợ
+ Kỹ thuật sử dụng cọ đầu vuông, lông chất liệu cứng chà lên bề mặt màu
+ Kỹ thuật sử dụng cồn (rượu ): Sau khi đã tạo nên bề mặt màu thì dùng tăm bông thấm 1 ít cồn (rượu ) thoa lên bề mặt màu.( hiệu quả khá bất ngờ! )
+ Kỹ thuật dùng băng dính lấy bớt màu: Sau khi đã tạo lên 1 bề mặt màu tương đối đều. Sử dụng băng dính giấy lấy màu tạo hiệu quả màu sáng hơn ở những vùng đã lấy. Chú ý: nên dán băng dính vào tay cho bớt dính sau đó mới sử dụng kỹ thuật này. Tránh rách giấy!
+ Kỹ thuật sử dụng cọ và nước (bút chì màu nước ): sau khi đã có bề mặt màu, bạn nhúng cọ vào nước sạch và thoa lên bề mặt màu.