TRUNG TÂM MỸ THUẬT YOUNG ART
LỚP VẼ DÀNH CHO THIẾU NHI TỪ 4-14 TUỔI
Màu nước (tiếng anh là watercolor) là một trong những loại màu được dùng phổ biến nhất trong bộ môn mỹ thuật. Màu phù hợp với rất nhiều đối tượng sử dụng, từ trẻ em, người lớn, người mới bắt đầu học vẽ cho đến những họa sĩ chuyên nghiệp. Sở dĩ nó được ưa chuộng như vậy là vì sự trong trẻo, sự loang và pha trộn màu sắc mềm mại. Do có những ưu điểm như vậy nên ngày càng nhiều người có nhu cầu tìm hiểu và học vẽ màu nước.
Màu nước phổ biến 3 dạng là dạng tuýp, dạng bánh cứng (dạng nén) và dạng hũ. Mới bắt đầu làm quen, bạn có thể chọn bất cứ màu nào để vẽ. Nhưng lựa chọn phù hợp nhất có lẽ là dạng nén. Dạng nén có kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, không sợ đổ, dễ lựa chọn màu do các màu được đóng gói trong 1 hộp. Mới học thì bạn có thể làm quen với một bộ có 12 màu cơ bản.
Cọ dùng vẽ tranh màu nước rất đa dạng về kích thước, chất liệu, chất lượng… nhưng phù hợp hơn cả là cọ có lông mềm, dài và được thiết kế đặc biệt để hoạt động tốt trong môi trường nước. Phân loại theo chất liệu làm cọ thì có 2 loại là cọ nhân tạo và cọ tự nhiên. Cọ tự nhiên được làm từ lông chồn hoặc lông sóc là tốt nhất, nhưng chúng thường đắt. Nếu bạn có điều kiện về kinh tế thì có thể chọn mua loại này. Còn nếu không, cọ nhân tạo là sự lựa chọn phù hợp cho những bạn eo hẹp về điều kiện kinh tế. Cọ nhân tạo có giá rẻ hơn, ít cần bảo quản hơn và cũng tương đối bền. Nhưng lông nhân tạo tạo ra màu sắc không đồng đều như lông tự nhiên và giữ đầu nhọn cũng không bằng.
Về kích thước cọ, cọ dùng để vẽ tranh màu nước có rất nhiều kích cỡ và hình dạng. Với người bắt đầu học thì chúng ta nên bắt đầu từ cọ dẹt và cọ tròn. Cọ dẹt có kích thước tầm 2.54cm là đủ. Cọ tròn thì kích thước tương đương size 12, size 10, size 6…. Sau khi làm quen với 2 loại cọ này rồi thì bạn có thể bắt đầu nâng cao kĩ năng bằng những loại cọ khác.
Giấy vẽ màu nước cũng rất đa dạng về kích thước, chủng loại, đặc tính.
Theo tiêu chí này thì giấy vẽ màu nước gồm 3 loại là Hot-press, Cold-press và Rough
Trước hết chúng ta cần hiểu, cân nặng của giấy thường được tính theo Ibs hoặc g/m2 (gsm). Số càng lớn chứng tỏ giấy càng nặng và dày. Tuy vậy, độ dày của giấy không phải là thước đo cho chất lượng vì ngay cả những dòng giấy tốt nhất cũng chia làm hai loại là giấy dày (nặng) và giấy mỏng (nhẹ). Mặc dù vậy, lựa chọn độ dày của giấy lại rất quan trọng vì giấy có bề mặt mỏng cần được bồi trước khi tô nếu không giấy sẽ bị nhăn khi ướt và khó sử dụng. Giấy dày không cần bồi trước khi tô, có thể chịu được nhiều nước hơn. Với người bắt đầu học vẽ màu nước, bạn có thể lựa chọn giấy có định lượng từ 180gsm đến 300gsm. Với mức độ giấy này, bạn có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn thực hiện được nhiều kỹ thuật màu nước.
Trên thị trường được chia thành 2 loại là giấy hạng họa sĩ (artist) và giấy hạng học sinh, sinh viên (student). Giấy hạng họa sĩ là dòng giấy có tuổi thọ lưu trữ tranh cao, độ bền cao và acid free (giấy được khử hết chất acid). Giấy không được khử hết acid sẽ bị vàng và giòn dần theo thời gian, tuổi thọ thấp hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học vẽ màu nước thì giấy hạng học sinh là lựa chọn khá ổn. Tuy nhiên, lớp màu trên giấy sẽ không được bền như các dòng giấy cao cấp hơn.
Bạn dùng một cọ đầu dẹp mềm, quét nước sạch lên giấy. Chú ý không nên quét nhiều nước, chỉ đủ để làm ẩm giấy. Sau đó, lấy một ít màu pha với nước. Sử dụng cọ ẩm lấy màu và chấm lên mặt giấy ướt. Màu sẽ bắt đầu loang, bạn hãy thử cảm nhận hiệu ứng nha.
Ví dụ, bạn có thể dùng nhiều loại màu xanh dương khác nhau tùy thích, áp dụng phương pháp wet on wet để cảm nhận sự pha trộn tự nhiên của màu nước trên mặt giấy. Khi giấy còn ướt, bạn hãy thử nghiêng giấy để màu có thể chảy loang đến các vùng theo ý thích.
Đây có lẽ là kỹ thuật mà mọi người hay sử dụng nhất, đặc biệt thích hợp dành cho các bạn mới bắt đầu học vẽ màu nước. Chúng ta chỉ cần pha màu và tô thẳng lên giấy là xong. Để tranh đẹp hơn thì chúng ta cần lấy đủ lượng nước và tô thật đều tay. Trường hợp nhiều nước quá thì giấy sẽ cong, màu sẽ dễ bị tràn ra ngoài. Màu cũng loang không đẹp và đều. Nếu chúng ta lấy quá ít nước thì tô cũng không đủ khoảng trắng. Nếu lấy nước màu khác đè lên thì màu sẽ bị viền. Chính vì vậy, đủ và đều là yếu tố khá quan trọng để áp dụng kỹ thuật này một cách thành thạo nhất.
Đúng như tên gọi của nó, với kỹ thuật này, bạn hãy dùng một lượng rất ít nước để pha màu với cọ. Sau đó bạn hãy làm khô một ít trên giấy thấm trước khi đưa lên giấy vẽ. Cách vẽ này phù hơp khi bạn muốn thể hiện bề mặt chất liệu như gạch, nền đất hay là mặt hồ phản chiếu. Bạn có thể kiểm soát được vùng vẽ, màu sẽ không bị loang rộng.
Đây là kỹ thuật nâng cao hơn của kỹ thuật wet on wet nhưng màu được tô đều đặn và nhẹ nhàng. Với kỹ thuật này, chúng ta có thể tạo một lớp màu nước mịn và đều bằng cọ vuông bản lớn hoặc cọ thư pháp.
.
Với kỹ thuật này, mãu sẽ nhạt hoặc đậm dần theo từng nét cọ. Trước tiên, bạn sẽ tô một nét màu đậm trước. Sau đó, phải thật nhanh tay hòa màu còn sót trên cọ với nước để tô tiếp nét thứ hai. Và tiếp các nét thứ 3, 4…cũng tương tự và màu sẽ nhạt dần. Các bước thực hiện với kỹ thuật này có vẻ khá lâu và mất thời gian, nhưng nếu các bạn đã quen tay thì sẽ khá nhanh và dễ dàng. Kỹ thuật này có ưu điểm là tạo hiệu ứng chuyển màu đẹp, thích hợp để tô da, tóc, đôi khi là phong cảnh.
Trước hết, bạn sẽ chấm màu vào tranh. Sau đó, dùng miếng bọt biển để tán màu. Bạn có thể dùng giấy khô để chấm màu cũng được nha. Kỹ thuật này rất phù hợp để tạo hiệu ứng khi vẽ hoa.
Với kỹ thuật này, bạn có thể sáng tạo và phá cách bằng cách sử dụng muối để tạo hiệu ứng. Bạn hãy thử bằng cách rắc muối vào tranh khi lớp màu còn ướt. Muối có có thể tạo thành những bông tuyết trông rất độc đáo. Chờ màu khô, bạn dùng máy sấy để thổi muối đi là OK.
Trước hết, bạn có thể sử dụng kỹ thuật wet on dry, phủ một lớp màu nhẹ. Sau đó, dùng tăm bông nhúng vào cồn để chấm lên vùng màu đang ướt để tạo hiệu ứng.
Keo chặn màu là loại dùng để che phủ bề mặt giấy khi các bạn muốn tô một lớp nền đều, đẹp mà không cần phải tránh các mảng trắng. Trước hết, bạn bôi keo chặn màu lên bề mặt giấy, chỗ mà bạn cần tạo khoảng trắng, bằng bút hoặc cọ. Đợi lớp keo khô rồi bạn tô màu tranh. Sau khi màu khô, bạn hãy bóc lớp keo chặn bằng tay hoặc dùng tẩy chì để tẩy nhẹ.
Kỹ thuật này thường được sử dụng sau khi đã gần hoàn thiện bức tranh. Bạn có thể dùng cọ nhúng vào màu mà bạn muốn rảy, sau đó dùng một cây cọ khác gõ lên thân cọ để màu bắn ra. Phương pháp này phù hợp đễ vẽ tranh galaxy hoặc tranh phong cảnh.
Trên đây là một vài chia sẻ của IVY ART về chủ đề “Học vẽ màu nước cho người mới bắt đầu”. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho các bạn một số thông tin cơ bản cũng như có những trải nghiệm tuyệt vời hơn trong hoạt động nghệ thuật của mình.
cre: Học vẽ màu nước cho người mới bắt đầu - IVY ART materials (ivy-art.net)