TRUNG TÂM MỸ THUẬT YOUNG ART
LỚP VẼ DÀNH CHO THIẾU NHI TỪ 4-14 TUỔI
Màu nước là một chất liệu hội họa rất được yêu thích để vẽ lên giấy hoặc vải lụa nhờ độ trong trẻo, nhẹ nhàng và khả năng tạo hiệu ứng độc đáo. Tuy nhiên, với người mới bắt đầu, việc pha màu nước có thể hơi lạ lẫm và khó kiểm soát.
Nhưng bạn đừng lo nhé, ở bài viết này Young Art sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản và mẹo nhỏ để pha màu nước một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
VẬY MÀU NƯỚC LÀ GÌ?
Màu nước (watercolor) là loại màu có gốc nước, độ loãng và độ trong suốt cao. Khác với màu acrylic hay màu dầu, màu nước cần sự kiểm soát tốt về lượng nước và cách chồng lớp màu để đạt hiệu ứng mong muốn.
Màu nước: ở Việt Nam đang được sử dụng phổ biến nhất là Leningrad với bảng màu phong phú, màu sắc tươi tắn. Có thể sử dụng màu loại khác như là Holbein Artists’ Watercolor (Nga),…
Giấy dùng để vẽ màu nước chuyên dụng: tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Bạn có thể lựa chọn các loại giấy như Smooth, cold – press, giấy mặt nhám.
Bảng pha màu (palette): để pha và trộn các màu.
Khăn giấy và ly nước: để làm sạch cọ và điều chỉnh lượng nước.
Cọ vẽ: nên có ít nhất 2 loại – một cọ nhỏ để vẽ chi tiết, và một cọ lớn để tô nền.
Hiểu cấu trúc bảng màu: Màu cơ bản, màu thứ cấp và màu bậc ba.
Pha màu gần kề trên bảng màu để tạo ra các màu tươi sáng.
Thêm màu đen vào hỗn hợp để tạo ra các màu sắc trầm.
Đỏ (Red)
Vàng (Yellow)
Xanh dương (Blue)
Từ ba màu cơ bản này, bạn có thể tạo ra hầu hết các màu sắc khác bằng cách trộn chúng.
Đỏ + Vàng = Cam
Xanh dương + Vàng = Xanh lá
Xanh dương + Đỏ = Tím
Để điều chỉnh sắc độ màu, bạn có thể thêm các màu trắng hoặc đen vào hỗn hợp màu đã pha.
Thêm màu trắng để tạo sắc độ nhạt: Màu chính + Màu trắng = Màu nhạt
Thêm màu đen để tạo sắc độ đậm: Màu chính + Màu đen = Màu đậm
Lưu ý: Tránh trộn quá nhiều màu. Trộn hơn 3 màu cùng lúc sẽ dễ khiến màu bị đục, mất độ trong trẻo đặc trưng của màu nước.
Màu càng nhiều nước thì càng nhạt, càng trong.
Màu ít nước sẽ đậm hơn, nhưng dễ bị bết nếu không cẩn thận.
Hãy luyện tập pha màu theo tỉ lệ: 1 phần màu – 2 phần nước, hoặc ngược lại, để hiểu rõ cách màu thay đổi.
Kỹ thuật chồng lớp (wash) là chồng lớp này sang lớp khác một lớp màu mỏng phủ lên khu vực lớn. Để tạo chiều sâu và vẽ chi tiết (chờ lớp này khô rồi mới đổ lớp khác lên).
Mô tả: Sau khi một lớp màu đã khô, bạn vẽ thêm một lớp màu khác chồng lên để tạo chiều sâu hoặc đổi sắc độ.
Ứng dụng: Vẽ bóng, khối, tăng độ tương phản. Tạo sắc độ phức tạp bằng cách chồng màu.
Mẹo nhỏ: Hãy đảm bảo lớp dưới khô hoàn toàn để tránh lem màu.
Là kỹ thuật đặc trưng nhất của màu nước. Kỹ thuật cho hiệu ứng màu nhòe tan trên mặt giấy, tạo cảm giác mờ ảo.
Mô tả: Bạn làm ướt giấy trước bằng nước sạch, sau đó mới đặt màu lên giấy. Màu sẽ lan ra mềm mại, tạo hiệu ứng loang tự nhiên và mờ ảo.
Ứng dụng: Vẽ bầu trời, sương mù, khói, cảnh phong cảnh có cảm giác mềm mại.Tạo nền tranh mờ nhẹ.
Mẹo nhỏ: Không nên dùng quá nhiều màu vì dễ bị đục. Hãy thử với một vài màu nhẹ, để chúng tự chảy và hòa vào nhau.
Kỹ thuật vẽ “wet-on-dry” nghĩa là: tô màu ướt thẳng lên giấy, tạo thành những nét sắc và mảnh. Không giống như kỹ thuật wet-in-wet, kỹ thuật này không tạo hiệu ứng loang nên bạn có thể sử dụng trong trường hợp muốn vẽ các đường kẻ, các họa tiết bé hoặc tô chi tiết.
Mô tả: Bạn vẽ màu trực tiếp lên giấy khô. Kỹ thuật này cho phép kiểm soát nét và ranh giới rõ ràng hơn.
Ứng dụng: Vẽ chi tiết như cây, nhà, người. Viền lại các chi tiết quan trọng sau khi vẽ nền.
Mẹo nhỏ: Dùng cọ đầu nhọn để tăng độ chính xác. Có thể chồng nhiều lớp màu bằng kỹ thuật này.
Kỹ thuật này rất tiện ích khi ta muốn thể hiện bề mặt chất liệu thô ráp như gạch, nền đất, hay là một mặt hồ phản chiếu.
Mô tả: Dùng cọ gần như khô (rất ít nước) để vẽ lên giấy khô. Màu sẽ bám vào các phần gồ ghề của giấy, tạo hiệu ứng nhám và sắc.
Ứng dụng: Tạo kết cấu như lông, lá, đá, thân cây…
Kỹ thuật Spray Techniques hay còn gọi là kỹ thuật phun màu là một trong những cách tạo hiệu ứng độc đáo trong vẽ màu nước. Bạn có thể dễ dàng tạo ra các vết màu nhỏ,li ti, lan nhẹ trên giấy, như bụi, mưa, sao trời, hoặc kết cấu ngẫu nhiên cho nền tranh.
Mô tả: Trộn màu với một lượng nước vừa phải. Rồi dùng ngón tay vuốt lông cọ để màu búng ra khắp trang giấy. Để kiểm soát kỹ thuật này tốt hơn, bạn nên tập luyện trên trang giấy trắng trước. Sau đó có thể tập luyện trên giấy khô, giấy ẩm nhiều mức độ khác nhau.
Ứng dụng: Vẽ nền sao, bụi nước, sương mù hoặc làm cho nền bớt đơn điệu.
Mẹo nhỏ: Che những vùng không muốn dính màu bằng giấy hoặc masking tape trước khi phun. Thử pha màu với nhiều sắc độ để phun chồng nhiều lớp, tạo chiều sâu.
Kỹ thuật này giúp bạn xử lý những cạnh không được mềm mại cho lắm bằng cách dùng cọ ẩm, không quá ướt. Ngay khi bạn vừa tô xong, lấy cọ ẩm tô dọc theo đường bạn muốn làm mềm. Tiếp tục lặp lại nếu muốn tăng kích thước của phần mờ
Ứng dụng: Tô nền trời, mặt nước, hoặc làm nền gradient.
Mẹo nhỏ: Nghiêng giấy nhẹ giúp màu loang đều hơn. Di chuyển cọ theo chiều ngang với tốc độ đều để tránh vệt màu.
Bắt đầu bằng bảng màu cơ bản, đừng quá tham màu lúc đầu.
Luyện tập pha thang màu, từ đậm đến nhạt để làm quen với độ trong của màu nước.
Ghi chú công thức pha màu bạn yêu thích, điều này giúp bạn nhớ lâu và dễ tái tạo sau này.
Không ngại sai, màu nước là chất liệu lý tưởng để thử nghiệm.
Trên đây là các nội dung bạn cần biết khi muốn học vẽ tranh màu nước nhé.
Nếu như bạn muốn học bài bản và cặn kẽ hơn thì hãy đến ngay với Young Art. Ở đó bạn sẽ được học về: Cách pha màu, hòa màu, phối màu nước. Các họa cụ vẽ màu nước và cách làm chủ chúng trong các trường hợp khác nhau. Vẽ theo từng chủ đề, đa dạng nhiều mảng. Bạn sẽ được thực hành và trải nghiệm nhiều phương pháp khác nhau, thú vị và mới lạ. Chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!
Trung tâm Mỹ thuật Young Art chúc bạn sẽ thành công trên con đường theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình!