Kỹ thuật vẽ bút chì màu cơ bản

Bài này sẽ hướng giới thiệu về một số kỹ thuật vẽ bút chì màu cơ bản. Các bạn nên luyện tập các kỹ thuật cơ bản trên một tờ giấy nhỏ để làm quen với bút chì màu trước khi bắt tay vẽ một bức tranh. Ngoài ra, một số kỹ thuật trong này còn có thể áp dụng cho bút chì

basic skill

HATCHING (nôm na là vẽ gạch)

hatching

HATCHING

Đây là kỹ thuật vẽ những đường thẳng song song, giữa các đường thẳng thường sẽ chừa những khoảng trắng. Khoảng trắng này có thể nhiều hay ít tùy vào mục đích, độ đậm nhạt. Sau khi vẽ xong một đường thì nhấc bút khỏi mặt giấy trước khi bắt đầu một đường mới. Khi dùng kỹ thuật này hãy cố gắng vẽ càng thẳng càng tốt. Kỹ thuật này là cách nhanh và dễ nhất để tô hết bức vẽ. Đa số các họa sĩ thích vẽ đường chéo. Nhưng chẳng có luật nào bảo phải vậy cả, bạn thích vẽ theo chiều nào cũng được, miễn là phù hợp.

CROSS-HATCHING (gạch chéo)

cross-hatching

CROSS-HATCHING

Kỹ thuật này cũng tương tự như Hatching, chỉ có điều là vẽ thêm một hay nhiều lớp nữa chồng lên và các lớp phải có hướng khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể chồng nhiều lớp màu khác nhau lên để tạo thêm texture (hiểu nôm na là hoa văn) cho bức vẽ. Đa số các họa sĩ khi dùng kỹ thuật này thích vẽ theo hình chữ X, nhưng cũng như đã nói thêm, bạn có thể thử nhiều cách để xem cái nào thích hợp nhất.

tonal layering

TONAL LAYERING

Sau khi chồng rất nhiều lớp Hatching, bạn sẽ được một lớp màu gọi là Tonal Layering. Khi dùng kỹ thuật này, phải chú ý giữ bút chì nhọn và vẽ những nét nhẹ. Đây là cách để lấp bức vẽ bằng một lớp màu mịn, thống nhất, mà không cần phải vẽ quá nhiều nét.

STIPPLING (chấm)

stippling

STIPPLING

Stippling là kỹ thuật chấm, chấm rất nhiều chấm, có thể có cả chấm lớn và chấm nhỏ. Khoảng cách giữa các chấm tùy thuộc và độ sáng tối, đậm nhạt của bức vẽ. Chấm càng gần nhau thì màu sẽ càng đậm. Chấm có kích cỡ khác nhau sẽ làm bức tranh đặc sắc hơn. Ngoài ra, các bạn nên để ý khác biệt khi chấm bằng bút chì nhọn và tè.

SCUMBLING (vẽ vòng tròn)

scumbling

SCUMBLING

Scumbling là kỹ thuật vẽ nhiều đường tròn liên tục, chồng lên nhau. Công dụng của nó cũng gần giống Tonal Layering, nhưng nó có texture khác và độc đáo hơn. Ngoài vẽ theo vòng tròn, bạn cũng có thể thử nhiều hoa văn mới và kết hợp nhiều màu khác nhau. Ví dụ như thế này:

Scumbling2

BURNISHING

Burnish là kỹ thuật chồng nhiều lớp màu khác nhau với lực nén để tạo nên một lớp màu mịn. Hình dưới đây là so sánh giữa màu được Burnish với chỉ đơn thuần chồng màu lên nhau. Đặc biệt với những màu waxy (như Prismacolor), có thể tạo ra hiệu ứng màu đục (translucent), khá giống đá quý bằng cách burnish cẩn thận.

burnishing

Có nhiều cách burnish:

burnish 1

MỘT SỐ CÁCH BURNISH

  • Bằng bút chì Colorless Blender: làm cho màu đậm hơn. (trái)
  • Bằng bút chì trắng: màu sau khi Burnish sẽ nhạt hơn (giữa)
  • Dùng màu khác tô lên thật đậm.

Ngoài ra còn nhiều cách khác, ví dụ như dùng paint thinner (dung môi pha sơn), cồn (alcohol), bút marker colorless blender…

WIDE STROKE (vẽ nét dày)

wide stroke

WIDE STROKE

Tạo ra một nét dày bằng mặt bên của bút chì. Đây là cách thích hợp để phác thảo. Bút chì màu loại lớn hoặc bút chì không có vỏ gỗ (woodless pencil) sẽ cho kết quả tốt hơn.

DIRECTIONAL MARKS (những nét theo hướng)

directional

Những nét ngắn có hướng đi theo một đường viền, hoặc theo chiều của tóc hay cỏ hay những bề mặt khác. Chúng có thể chồng lên nhau để tạo nên một hiệu ứng texture.

INCISED MARKS (những nét khắc)

incised

Chồng hai lớp màu dày lên nhau, sau đó nhẹ nhàng cào lớp trên ra để để lộ lớp dưới.